Home > Hướng dẫn nhanh > Website của tôi không truy cập được

Website của tôi không truy cập được

Chào bạn, ở bài viết này HOSTVN sẽ liệt kê tới các bạn các lỗi thường gặp nhất khi sử dụng dịch vụ hosting, từ đó sẽ giúp bạn có thêm một số kinh nghiệm khi xử lý sự cố đối với website của mình.

Bài viết này sẽ bao gồm một số lỗi phổ biến sau:

  • Lỗi 1: Mất quá nhiều thời gian để phản hồi
  • Lỗi 2: 503 Service Unavailable
  • Lỗi 3: 509 Bandwidth Limit Exceeded
  • Lỗi 4: 404 Not Found khi vào xem bài viết
  • Lỗi 5: Fatal Error: Allowed Memory Size Of XXX Bytes Exhausted
  • Lỗi 6: 500 Internal Error

Lỗi 1: Mất quá nhiều thời gian để phản hồi

Đây là lỗi thường gặp nhất với các khách hàng đang sử dụng dịch vụ hosting tại HOSTVN. Nguyên nhân là do bạn đã đăng nhập sai nhiều lần dẫn tới địa chỉ IP bị khóa trên máy chủ. Để kiểm tra chính xác bạn thực hiện như sau:

  • Dùng tổ hợp phím Windows + R

  • Nhập vào cmd -> Enter

 

  • Tiếp theo bạn sẽ sử dụng lệnh ping hostvn.net (thay hostvn.net thành tên miền của bạn)

  • Nếu kết quả trả về có tín hiệu như trên thì vấn đề của bạn không nằm trong trường hợp này. Ngược lại nếu kết quả trả về là Request timed out như hình dưới thì do IP của bạn đã bị khóa rồi.

  • Để mở khóa bạn cần truy cập vào https://tienich.hostvn.net/ sau đó copy địa chỉ IP hiển thị trên màn hình và gửi yêu cầu hỗ trợ tới kỹ thuật. Phía kỹ thuật sẽ hỗ trợ mở khóa cho IP bạn và bạn sẽ truy cập website lại bình thường.

Lỗi 2:  503 Service Unavailable

Lỗi này thường gặp khi website của bạn sử dụng vượt quá lượng tài nguyên cho phép của hosting, thường gặp nhất là CPU hay dung lượng lưu trữ. Bạn cần đăng nhập vào hosting và theo dõi ở cột phía bên tay phải như hình dưới để xác định nguyên nhân khiến website bị lỗi.

  • Trường hơp 1: CPU 100%

Trường hợp này là do mã nguồn của bạn có quá nhiều tiến trình thực thi cùng lúc dẫn tới hosting cần phải sử dụng toàn bộ lượng tài nguyên để xử lý dẫn tới việc tràn tài nguyên. Giải pháp khắc phục tạm thời là bạn đợi một lát cho các tiến trình chạy xong là CPU sẽ giảm xuống và website sẽ truy cập lại bình thường.

Tuy nhiên để hạn chế ở các lần sau bạn cần tham khảo việc tối ưu lại mã nguồn của mình, giúp website chiếm dụng ít tài nguyên hơn. Cách cuối cùng bạn có thể tham khảo là nâng cấp lên gói hosting cao hơn, khi đó sẽ có lượng tài nguyên tốt hơn cho việc chịu tải.

  • Trường hợp 2: Vượt quá dung lượng ổ cứng

Trường hợp này chỉ có 2 phương pháp giải quyết là xóa bớt dữ liệu không cần thiết trên mã nguồn của mình, kiểm tra luôn xem trên hosting có bản backup nào hay không và xóa đi; cách còn lại là nâng cấp lên gói hosting cao hơn để cho dung lượng lưu trữ nhiều hơn.


Lỗi 3: 509 Bandwidth Limit Exceeded

Trường hợp này nguyên nhân là do hosting của bạn đã sử dụng vượt quá lượng băng thông cho phép. Khi lượng băng thông đạt tới giới hạn thì website sẽ không thể truy cập được nữa.

Hướng giải quyết là bạn cần mua thêm băng thông để website hoạt động trở lại hoặc nâng cấp lên gói cao hơn để tăng lượng băng thông cho phép lên.

  • Lưu ý: Băng thông sẽ được tính lại vào đầu mỗi tháng. Ví dụ hosting của bạn có 30GB băng thông và ngày 30 bạn sử dụng hết 29GB và chỉ còn duy nhất 1GB, khi đó bước sang ngày 1 của tháng sau băng thông sẽ trở về 0/30GB.

Lỗi 4: 404 Not Found khi vào xem bài viết

Nguyên nhân là do cơ chế rewrite URL chưa được kích hoạt trên website bởi vì file .htaccess chưa chèn các quy tắt rewrite cho nó. Nếu bạn đang dùng WordPress, bạn cần đăng nhập vào trang quản trị website, chọn vào Settings -> Permalinks và ấn nút Save Changes (Cài đặt -> Đường dẫn tĩnh). Nếu vẫn không được thì chèn đoạn sau vào tập tin .htaccess ở thư mục gốc của website:

RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteRule ^index.php$ - [L]
RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-f
RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-d
RewriteRule . /index.php [L]


Lỗi 5: Fatal Error: Allowed Memory Size Of XXX Bytes Exhausted

Trường hợp này HOSTV có hướng dẫn chi tiết ở bài viết sau: Hướng dẫn khắc phục lỗi Fatal Error: Allowed Memory Size Exhausted trên hosting cPanel


Lỗi 6: 500 Internal Error

Trường hợp này rất hay thường gặp và có khá nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân và hướng khắc phục dưới đây:

  • Phương án 1: Kiểm tra .htaccess

Truy cập vào thư mục gốc trên hosting, đổi tên file .htaccess thành .htaccess.bak như hình dưới. 

Sau đó ta sẽ tiến hành tạo lại 1 file .htaccess khác với nội dung bên dưới và lưu lại.

<IfModule mod_rewrite.c>
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteRule ^index\.php$ - [L]
RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-f
RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-d
RewriteRule . /index.php [L]
</IfModule>

 

  • Phương án 2: Tắt plugins/themes

Trường hợp này xảy ra khi bạn vừa cài đặt thêm ứng dụng mới vào website của bạn, hoặc có thể bạn vừa nâng cấp ứng dụng nào đó trên website của mình. Khi đó nếu không tương thích sẽ dẫn tới website của bạn bị lỗi.

Để khắc phục thì bạn cần vào thư mục wp-content/plugins/ và đổi tên plugin bạn vừa cài đặt như hình dưới.

Khi bạn đổi tên đồng nghĩa với việc bạn đang tắt plugin này đi. Giờ bạn có thể thử truy cập lại website của mình xem đã được khắc phục chưa. Tương tự bạn cũng có thể làm với themes đang sử dụng trên website của mình.

 

  • Phương án 3: Tăng giới hạn PHP

Ở phương án này HOSTVN có bài viết chi tiết các bước, bạn có thể xem ở hướng dẫn sau: Hướng dẫn tăng các thông số PHP trong hosting cPanel

 

  • Phương án 4: Đổi phiên bản PHP

Nếu đã tăng các thông số vẫn chưa được, bạn có thể thử thay đổi phiên bản PHP trên hosting của mình theo hướng dẫn sau: Hướng dẫn thay đổi phiên bản PHP trên hosting cPanel

 

  • Phương án 5: Thay core WordPress

Trường hợp này bạn lưu ý cần backup dữ liệu trước khi thực hiện.

Bước 1: Bạn truy cập vào trang chủ WordPress.org và tải về bản themes mới nhất.

Bước 2: Giải nén tập tin vừa tải về trên máy tính của bạn.

Bước 3: Xóa file wp-config-sample.php và thư mục wp-content để tránh lưu đè dữ liệu quan trọng

Bước 4: Chuyển tất cả dữ liệu còn lại lên hosting. Việc này sẽ thay thế toàn bộ các core trên website của bạn.

 

  • Phương án 6: Restore dữ liệu về các bản trước đó

Nếu các phương án trên vẫn chưa khắc phục được vấn đề của bạn, bạn có thể tham khảo restore dữ liệu website của mình về những ngày trước đó. 

Để thực hiện bạn có thể xem hướng dẫn sau: Hướng dẫn restore dữ liệu trên hosting cPanel bằng R1Soft