Home > Hướng dẫn nhanh > VPS của tôi không truy cập được

VPS của tôi không truy cập được

Chào bạn, trong bài viết này HOSTVN sẽ hướng dẫn bạn các bước cơ bản để kiểm tra khi VPS không vào được. Từ đó sẽ giúp bạn nắm được một số phương pháp cơ bản để kiểm tra hoạt động trên dịch vụ của mình trước khi gửi yêu cầu hỗ trợ.

Trước khi bắt đầu bạn có thể xem qua hướng dẫn kết nối với VPS theo 2 hướng dẫn sau:

  1. Hướng dẫn kết nối tới VPS Linux (sử dụng câu lệnh)
  2. Hướng dẫn kết nối tới VPS Windows (sử dụng giao diện giống như trên máy tính ta đang dùng)

Phần 1: Với VPS Linux

Trước khi bạn cần sử dụng lệnh ping để kiểm tra xem VPS có đang hoạt động hay không bằng cách bấm cùng lúc Phím Windows + R -> nhập cmd -> nhập ping 1.2.3.4 (trong đó 1.2.3.4 là IP VPS của bạn)

  • Bấm cùng lúc tổ hợp Phím Windows + R

  • Nhập cmd -> Enter

  • Nhập ping 1.2.3.4 (trong đó 1.2.3.4 là IP VPS của bạn)

Trường hợp 1: Có thể ping được (như khung màu xanh lá ở trên)

Với trường hợp này có nghĩa là VPS của bạn vẫn đang hoạt động bình thường. Việc không truy cập được vào VPS có thể bạn đang đăng nhập sai cách hoặc sai thông tin. Bạn cần kiểm tra lại chính xác các thao tác mình đã nhập vào bao gồm: 

  • Địa chỉ IP: Địa chỉ IP trên VPS của bạn. Nó đã được cấp qua mail khi bạn đăng ký dịch vụ.
  • Port truy cập: Mặc định VPS sẽ có port là 22. Tuy nhiên đối với các VPS sử dụng DirectAdmin tại HOSTVN sẽ có port là 8282.
  • Username: Username đối với VPS Linux là root. (lưu ý nếu bạn có đang dùng Unikey thì nên tắt khi đăng nhập)
  • Password: Mật khẩu nhập vào cần đảm bảo chính xác, cẩn thận các khoảng trắng.

Khi nhập chính xác các thông tin, bạn sẽ có thể vào được VPS bình thường. Tuy nhiên khi bạn gặp phải lỗi Access Denied như hình dưới là do mật khẩu bạn nhập sai.

Khi nhập sai bạn cần kiểm tra nhập lại mật khẩu chính xác hoặc thay đổi mật khẩu mới. Để thay đổi mật khẩu mới các bạn làm như sau:


  • Chọn tiếp TÀI KHOẢN DỊCH VỤ -> nhập 2 lần mật khẩu mới -> Lưu Thay Đổi
  • Sau khi bấm LƯU THAY ĐỔI, bạn chỉ cần đợi 5 phút sau và thử đăng nhập lại với mật khẩu mới là được.

Trường hợp 2: Không thể ping được (như khung màu đỏ ở trên)

Với trường hợp này có nhiều nguyên nhân, một số nguyên nhân thường gặp như sau:

Nguyên nhân 1: Bị khóa IP

  • Vấn đề: Trường hợp này chỉ xảy ra với các VPS sử dụng DirectAdmin. Nguyên nhân là do IP của bạn bị khóa vì đăng nhập sai nhiều lần hoặc có dấu hiệu tấn công bất thường tới VPS. Khi đó tường lửa trên VPS sẽ tự động chặn địa chỉ IP của bạn.
  • Dấu hiệu nhận biết: Chỉ với mạng internet của bạn là không truy cập được. Khi sử dụng một mạng internet khác, ví dụ như 3G thì vẫn truy cập bình thường.
  • Khắc phục: Để khắc phục bạn có thể làm theo hướng dẫn sau: Hướng dẫn mở khóa IP qua CSF

Nguyên nhân 2: VPS bị treo

  • Vấn đề: Với mỗi VPS khi bạn đăng ký sẽ có 1 cấu hình(RAM, CPU) nhất định, và khi số lượng tiến trình trên VPS hoạt động vượt quá công suất cho phép sẽ dẫn đến việc nghẽn, từ đó sẽ phát sinh ra tình trạng VPS bị treo. Bạn có thể hiểu đơn giản VPS nó giống như máy tính của bạn vậy, nếu bạn cho nó chạy quá công suất thì rất dễ dẫn tới tình trạng bị treo. Do đó việc chịu tải của VPS sẽ dựa vào cấu hình mà bạn đăng ký, cấu hình càng cao thì độ chịu tải sẽ tốt hơn. 
  • Dấu hiệu nhận biết: Việc truy cập vào VPS rất chậm hoặc thâm chí không được.
  • Khắc phục: Để khắc phục bạn có thể Console vào VPS để kiểm tra hoặc reboot lại VPS(bạn có thể xem hướng khắc phục bên dưới). Tuy nhiên bạn cũng cần phải tối ưu lại các mã nguồn đang hoạt động trên VPS để giảm thiểu thời gian xử lý, tránh tình trạng chiếm dụng quá nhiều tài nguyên.
  • Ngoài ra bạn có thể chọn vào QUẢN TRỊ VPS như hình dưới. Tại đây sẽ hiển thị cụ thể các thông số đang sử dụng trên VPS vào nhiều thời điểm khác nhau, bạn có thể dựa vào đó và có phương án với VPS của mình.

Hướng khắc phục:

Để kiểm tra tình trạng VPS, bạn có thể Console trực tiếp vào để xem trạng thái hiện tại của VPS như thế nào. Tuy nhiên việc kiểm tra này đòi hỏi bạn phải có chút kinh nghiệm để có thể nhận biết lỗi và có hướng khắc phục.

Bạn thực hiện như sau:

  • Đăng nhập vào https://manage.hostvn.net/ -> Chọn Quản lý dịch vụ -> Chọn tới dịch vụ VPS bạn đang sử dụng.

    Chọn tiếp vào mục QUẢN TRỊ VPS -> Console

  • Tại đây sẽ hiển thị trạng thai VPS của bạn. Bạn có thể xem và kiểm tra tình trạng VPS của mình.

Cách khác bạn có thể sử dụng chức năng Reboot tích hợp sẵn để khởi động lại VPS của mình.

  • Tại đây sẽ hỗ trợ Soft RebootHard Reboot, bạn có thể chọn vào nút nào cũng được.

Sau khi reboot bạn có thể đợi từ 10-15 phút để VPS khởi động và kiểm tra lại là được.